138/5 NGUYỄN XÍ, PHƯỜNG 26, QUẬN BÌNH THẠNH, TP. HỒ CHÍ MINH
Email: nhaxethanhdanh2023@gmail.com

Nhà Xe Thành Danh

CHUYÊN VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ TUYẾN TP HỒ CHÍ MINH - TP THỦ DẦU 1 - CỔNG XANH - PHÚ GIÁO - ĐỒNG PHÚ - ĐỒNG XOÀI - THUẬN LỢI - PHÚ RIỀNG - BÙ NHO - PHƯỚC BÌNH - PHƯỚC LONG và ngược lại
Nhà Xe Thành Danh

Hà Nội: Giữ tên cầu Nhật Tân, thêm 23 đường phố mới

Hà Nội: Giữ tên cầu Nhật Tân, thêm 23 đường phố mới

HĐND TP.Hà Nội vừa chính thức thông qua Nghị quyết về đặt, đổi tên đường phố mới và một số công trình công cộng trên địa bàn. Theo đó, cây cầu dây văng dài nhất Việt Nam nối từ quận Tây Hồ sang Đông Anh chính thức mang tên là Nhật Tân.

Cầu Nhật Tân có tổng mức đầu tư hơn 13.626 tỷ đồng, kết cấu chính theo dạng dây văng với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng. Cầu Nhật Tân được triển khai đồng bộ với đường Nhật Tân - Nội Bài tạo nên một tuyến cao tốc nội đô hiện đại, rút ngắn thời gian di chuyển từ cảng hàng không quốc tế Nội Bài tới trung tâm Hà Nội.

Như vậy cây cầu dây văng dài nhất Việt Nam nối từ quận Tây Hồ sang Đông Anh (Hà Nội) chính thức mang tên là Nhật Tân.

Trước đó, tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng và Đại sứ Nhật Bản ngày 25/8/2014, hai bên đã thống nhất tổ chức lễ thông xe cầu Nhật Tân cùng thời điểm khánh thành hai dự án đường nối từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài và dự án nhà ga quốc tế T2 - Nội Bài trong tháng 1/2015.

Cũng tại buổi làm việc này, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam đã đưa ra đề xuất đổi tên cầu Nhật Tân thành “Hữu nghị Việt - Nhật”.

Ngoài ra, theo Nghị quyết này, Hà Nội cũng sẽ đặt tên 23 đường, phố mới,   điều chỉnh kéo dài 1 tuyến đường.

Các đường, phố mới được đặt tên như: Thọ Giáp (quận Cầu Giấy); Bằng Liệt, Hưng Phúc, Đông Thiên (quận Hoàng Mai); Thiên Hiền, Sa Đôi, Phú Đô, Phố Nhổn, Hòe Thị, Tu Hoàng, Thị Cấm, Ngọc Trục, Đại Mỗ, Cầu Cốc, Miêu Nha, Cương Kiên, Đồng Me, Miếu Đầm (quận Nam Từ Liêm); Cầu Hang (thị xã Sơn Tây)...

Học sinh Việt – Nhật thăm quan cầu Nhật Tân

Theo thông tin từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), ngày 4/12 vừa qua họ đã tổ chức chuyến thăm quan Cầu Nhật Tân cho gần 60 em học sinh lớp 8, bao gồm các em học sinh Việt Nam đang học tiếng Nhật tại trường THCS Thực Nghiệm và các em học sinh của trường Nhật Bản tại Hà Nội.

Chuyến thăm quan này nhằm mục đích thúc đẩy sự hiểu biết hơn nữa về mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước, và đã nhận được sự hợp tác tích cực từ Đại sứ quán Nhật Bản, Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, Ban Quản lý Dự án 85 – đơn vị thực hiện “Dự án xây dựng cầu Nhật Tân - Cầu Hữu nghị Việt–Nhật”. 

 

 

Gần 60 em học sinh lớp 8, bao gồm các em học sinh Việt Nam đang học tiếng Nhật tại trường THCS Thực Nghiệm và các em học sinh của trường Nhật Bản tại Hà Nội thăm quan cầu Nhật Tân hôm 4/12

Trong chuyến thăm quan, các em đã được nghe các chuyên gia, kỹ sư người Nhật Bản và Việt Nam trình bày và giải thích cặn kẽ về công trình xây dựng cầu Nhật Tân.

Phát biểu cảm tưởng về chuyến thăm quan này, em Nguyễn Ngọc Vân Thảo, học sinh trường Thực Nghiệm nói: “Sau lễ khánh thành Cầu Nhật Tân, thời gian di chuyển từ sân bay Nội Bài đến trung tâm thành phố Hà Nội sẽ được rút ngắn, điều này có nghĩa là khoảng cách giữa Việt Nam với bạn bè thế giới cũng được rút ngắn”. 

Trong khi đó, em Wakui Yugo, đại điện cho học sinh Nhật Bản cho biết: “Ba năm trước, khi em mới chuyển tới sống ở Hà Nội, cây cầu còn chưa thành hình, và ngày hôm nay, khi được chứng kiến cây cầu đã hoàn thành vô cùng đẹp đẽ, em thực sự rất xúc động”.

Cầu Nhật Tân -Cầu Hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản- là cây cầu dây văng với năm trụ chính lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đồng thời cũng được coi là một trong những cây cầu hiếm có trên thế giới. Tính cả phần cầu dẫn, chiều dài toàn cầu là 3.755m. 

Đây là dự án tiêu biểu cho nguồn vốn hỗ trợ ODA của Nhật Bản, và được coi là biểu tượng cho tình hữu nghị Việt-Nhật. Trong quá trình thi công xây dựng đã có khoảng 1.500 kỹ sư, công nhân… của nhiều quốc gia tham gia với hai ca ngày và đêm.

Phần móng của cầu chính được xây dựng bằng phương pháp “tường vây cọc ống thép”,  một phương pháp ưu việt của Nhật Bản. Phương pháp này được sáng tạo tại Nhật Bản, có ưu điểm tốn ít diện tích lắp đặt, giảm thiểu tác động của tàu thuyền qua lại, rút ngắn thời gian thi công, thích hợp với cả trường hợp xây dựng trên nền đất yếu. Chính vì lý do này mà nó đã trở thành phương pháp cơ bản trong xây dựng cầu tại Việt Nam.

Cầu Nhật Tân là một phần của đường vành đai 2 của thành phố Hà Nội. Sau khi đi vào hoạt động, cây cầu được kỳ vọng sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông và nâng cao hiệu quả giao thông thành phố, đồng thời góp phần vào sự phát triển của thành phố Hà Nội cũng như khu vực bờ Bắc sông Hồng.

Bài viết liên quan

Thi công công trình Cáp treo Nữ Hoàng (Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh)
Tin tức

Thi công công trình Cáp treo Nữ Hoàng (Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh)

Đây là một trong những công trình có độ khó về chuyên môn rất cao do thiết kế đặc thù, công trình có sử dụng...

Sep 12, 2024
Thi công trụ cáp treo Cát Hải - Phù Long
Tin tức

Thi công trụ cáp treo Cát Hải - Phù Long

Sau những thành công tại những công trình Cáp treo Nữ Hoàng (Hạ Long) và Cáp treo Hòn Thơm (Phú Quốc). Công ty PHCONS tiếp...

Sep 12, 2024
Cập nhật tiến độ thi công khu Sunpark - Dự án KN Paradise
Tin tức

Cập nhật tiến độ thi công khu Sunpark - Dự án KN Paradise

Sau khi hoàn thành phần thô Phân kỳ 1 (43 căn) đúng tiến độ, PHCONS được Chủ đầu tư và Tổng thầu tin tường giao...

Sep 12, 2024
0917771700